Tổng quan Chính_trị_luận

Cấu trúc

Chính trị luận của Aristotle chia thành tám quyển, mỗi quyển lại gồm nhiều chương. Các trích dẫn trong tác phẩm này nói riêng và toàn bộ các tác phẩm của Aristotle nói chung thường được tham khảo “Đánh số Bekker”. Theo đó, Chính trị luận trải từ 1252a đến 1342b.

Quyển I

Trong quyển đầu tiên, Aristotle bàn luận về nhà nước hay “cộng đồng chính trị” khác với các loại cộng đồng hay hình thức quần tụ khác như hộ gia đình và làng mạc.

Nhà nước là cộng đồng cao nhất. Aristotle đi đến kết luận này bởi vì ông tin rằng một người khi sống trong cộng đồng thì luôn tử tế hơn khi sống cô độc và rằng con người là “động vật chính trị”. Aristotle bắt đầu với mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước (I. 1 – 2) rồi phân tích sâu hộ gia đình (I. 3 – 13).

Ông đặt vấn đề bằng cách dẫn ra quan điểm cho rằng sự cai trị của một nhà lãnh đạo chính trị, một ông vua, một gia trưởng và một chủ nhân chỉ khác nhau ở số lượng đối tượng dưới quyền. Sau đó, Aristotle xét xem nhà nước thế nào thì là nhà nước tự nhiên.

Aristotle thảo luận về các bộ phận trong một hộ gia đình, trong đó có nô lệ, kéo theo mộc cuộc thảo luận khác về việc liệu chế độ nô lệ có chính đáng và tốt đẹp hay luôn luôn bất công và xấu xa. Ông phân biệt nô lệ luật định và nô lệ tự nhiên, tìm hiểu xem có ai mà trời sinh ra đã là nô lệ hay không.

Aristotle kết luận rằng chỉ trừ những nơi có sự khác biệt rõ rệt giữa hồn và xác hay giữa người và thú thì những kẻ ở đẳng cấp thấp tự nhiên phải làm nô lệ. Còn lại, con người trở thành nô lệ đều do pháp luật hoặc quy ước.

Sau đó, Aristotle chuyển sang vấn đề tài sản nói chung, cho rằng việc mua lại tài sản không phải là một phần của nghệ thuật quản trị hộ gia đình và chỉ trích những người quá coi trọng nó. Thương mại là cần thiết nhưng không thể là một phần của nghệ thuật quản trị hộ gia đình, ví như chỉ vì sức khỏe thành viên gia đình là quan trọng mà coi nghề y là một phần của nghệ thuật quản trị hộ gia đình.

Ông chỉ trích nguồn thu nhập từ thương mại và cho vay lấy lãi. Nhiều người trở nên hám lợi là vì đánh đồng việc kiếm thật nhiều tiền với sự giàu có. Cho vay lấy lãi là “trái tự nhiên” vì tiền sinh ra đơn thuần chỉ để làm phương tiện trao đổi.  

Quyển I kết thúc với khẳng định của Aristotle rằng nghệ thuật quản trị hộ gia đình cần chú trọng vào việc rèn luyện đức hạnh cho phụ nữ và trẻ con chứ không phải việc quản lý hoặc mua bán tài sản. Cai trị nô lệ thì có thể chuyên quyền, cai trị trẻ con thì phải như vua với thần dân, và cai trị phụ nữ thì phải như nhà lãnh đạo chính trị với công dân. Aristotle đặt câu hỏi liệu nô lệ có “đức hạnh” hay không và liệu đức hạnh của phụ nữ và trẻ con có giống với đức hạnh của đàn ông trước khi khuyên mọi nhà nước nên quan tâm tới đức hạnh của phụ nữ và trẻ con. Những đức hạnh mà một người đàn ông nên thấm nhuần lại phải phụ thuộc vào chính quyền. Thế nên, Aristotle chuyển sang bàn về mô hình nhà nước lý tưởng.

Quyển II

Quyển II xem xét các quan điểm khác nhau liên quan đến một mô hình nhà nước lý tưởng. Nó mở đầu với một mô hình nhà nước được trình bày trong Cộng hòa của Plato (2. 1 – 5), việc tầng lớp cai trị nắm chung tài sản sẽ làm tăng thêm thay vì giảm bớt bất đồng, và việc chung vợ, chung con sẽ phá hủy tình cảm tự nhiên. Ông kết luận rằng mô hình trong Cộng hòa đi ngược lại lẽ thường và thử nghiệm đã cho thấy nó phi thực tế. Aristotle phân tích tiếp chế độ được trình bày trong Pháp luật của Plato và hai chế độ do Phaleas xứ Chelcedon và Hippodamus xứ Miletus xây dựng.

Giải quyết xong các chế độ lý thuyết, Aristotle khảo sát ba chế độ hiện hữu thường được cho là đang vận hành khá hiệu quả. Chúng là Sparta, Crete, và Carthage. Quyển hai kết thúc bằng một vài quan sát về các chế độ và nhà lập pháp.

Quyển III

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chính_trị_luận http://classics.mit.edu/Aristotle/politics.html http://www.iep.utm.edu/aris-pol/ http://www.bbc.co.uk/iplayer/console/b00f8530/In_O... http://www.bbc.co.uk/programmes/b00f8530 https://plato.stanford.edu/entries/aristotle-polit... https://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Pers... https://archive.org/details/aristotlescritic0000ma... https://archive.org/details/findingmeantheor0000sa... https://archive.org/details/fragilityofgoodn0000nu... https://archive.org/details/philosophicalcom00simp